vendredi 1 novembre 2013

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012 cũa Tàu (L'assainissement et la sécurité alimentaire de la Chine en 2012)

Các vụ vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012 cũa Tàu (L'assainissement et la sécurité alimentaire de la Chine en 2012)

Táo độc: (les pommes empoisonnées)

Trung Quốc xảy ra vụ bê bối về công nghệ sản xuất táo độc hại được phanh phui, Những quả táo đỏ, thơm ngon nổi tiếng ở Yên Đài, Sơn Đông được bọc trong túi chứa chất bột độc hại ngay từ trên cây những quả táo trông đẹp mắt, thơm ngon lại gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, bởi chúng được bọc trong những túi không được kiểm dịch, chứa một loại bột độc hại, các túi đó chứa thiram (một loại diệt nấm nguy hiểm, bị cấm) và melarsoprol (hợp chất thạch tín hữu cơ độc hại)[105][106] đặc biệt những lại táo này sẽ trở nên cực kỳ độc hại khi ăn cả vỏ do công nghệ bọc táo từ khi còn non ở trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc. Tuy rằng, công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ. Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc.

Trái cây khô nhiễm độc: (les fruits secs empoisonnés)

Năm 2012, cơ quan chức năng của Trung Quốc phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô và xí muội sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Sau khi trung tâm kiểm nghiệm phân tích Hóa Lý, thành phố Bắc Kinh đưa ra một số kết quả, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã nêu đích danh ba công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu là Siêu Đạt, Linh Hâm, Bách Di chứa một lượng lớn các chất phụ gia cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng, bao gồm các chất tạo ngọt, tạo màu, tẩy trắng và chất bảo quản. Trong đó, một số chất có thể chuyển hoá thành chất cực độc có thể gây ung thư, thoái hóa não, gan, phổi và gây hại cho cơ thể con người khi vượt quá liều lượng cho phép. Các sản phẩm trên có mặt ở nhiều nơi tại các cửa hàng bách hoá lớn tại Trung Quốc.

Thịt bẩn: (la viande sale)

Trung Quốc từng có hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt ôi, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác. Trong các sản phẩm nhiễm độc là 8,69g trên 1 kg, vượt xa tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và thịt đông lạnh. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng[110][111][112][113]. Bên cạnh việc bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc còn tuồn, đẩy sang nước láng giềng Việt Nam, có đến 70% thịt bẩn tuồn vào Việt Nam là do các đầu nậu nhập lậu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xíchchả cá, nội tạng heo (nầm lợn), cá tầmgà cay, khô hổbim bim… đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa Việt Nam tiêu thụ, dân buôn lậu người Việt Nam tiếp tay thực hiện rất tinh vi bằng cách cho vào rọ thả xuống sông rồi dùng thuyền kéo qua biên giới. Hàng nhập khẩu bị tráo đổi, làm mất an toàn hoặc bị bơm thêm thuốc bảo quản. Trong năm 2012, lực lượng chức năng ở Việt Nam đã tiêu hủy hơn 16.000 tấn thủy sảnthịt đông lạnh nhập lậu....

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire