mardi 25 février 2014

VIDEO : Thâm nhập lò mổ, xem cảnh bơm nước vào thịt trâu bò để tăng trọng

Tẩy Chay Hàng Tàu Cộng BẮT-ĐẦU BẰNG CÁC MÃ-SỐ SAU-ĐÂY : 690... 691.. 692... 693... 694..695. .


Phong-trào Tẩy-chay Hàng-hóa Tàu-phù trên toàn Hoa-Kỳ đã bắt-đầu

nếu tìm mãi không thấy tên nước sản-xuất (Made in ...) - thì đích-thị là "chú ba"

BẮT-ĐẦU BẰNG CÁC MÃ-SỐ SAU-ĐÂY :
690................691................692................693................694................695................

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
Làm-sao phân-biệt được hàng "Made in China" ?
Cách trình bày ngoài hộp những sản-phẩm Made in China thường mập-mờ (Pack by... USA, Distributed by... USA, ......)

Thí-dụ Hộp Green Tea dưới đây:
Packed by
The royal Pacific Tea Company Inc.
Po.Box 6277.Scottdale.Arizona 85261-6277
email :
royalpacific@syspac.com


Nhưng xem lại Mã số vạch vẫn bắt đầu từ số 690 cho tới 695 !!

Hộp, bao gói ngoài trình-bày khá sang-trọng , nhìn không có vẻ bẩn-thỉu chút nào ! Nhưng phải coi-chừng !

Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, hoặc ở Âu Châu , Nhật Bản ..., hay Ba-Tàu?
Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:
Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia ở đó sản phẩm được thực hiện.
Ví dụ: tất cả các mã vạch bắt đầu bằng :
690, 691, 692, 693 , 694 , 695 :
Tất cả được LÀM TẠI XỨ CCCC (CHỆT-CỘNG CHÓ-CHẾT )
Một thí-dụ ,
Hãy nhìn kỹ mã-số "gạch đít" dưới đây :



4 71 is Made in Taiwan ..
Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm xuất xứ Đài Loan.
Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.
Hôm nay, các doanh nhân Ba Tàu biết rằng người tiêu dùng sẽ không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại CCCC . Vì vậy, chúng cố gắng
giấu tên tên của quốc gia sản xuất trên các sản phẩm của chúng !
Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những số đầu tiên của mã vạch.
Sản-phẩm được sản-xuất tại CCCC có mã-số bắt-đầu bằng 690 đến 695
CÁC MÃ VẠCH:
00 ~ 13 USA & CANADA (không cần quan-tâm con-số thứ ba)
30 ~ 37 FRANCE (có nghĩa là từ 30 , 31 ... cho tới 37)
40 ~ 44 CHLB Đức (Những nước tân tiến mã-vạch chỉ cần 2 con-số là đủ xác-nhận)
57 Đan Mạch
64 Phần Lan
50 Vương Quốc Anh
628 Ả-Rập Saudi
629 United Arab Emirates
740 ~ 745 Các quốc-gia Trung Mỹ
76 Thụy Sĩ và Liechtenstein
Xin hãy thông-báo cho gia-đình và bạn-bè của chúng ta
ĐỪNG MUA BẤT CỨ SẢN-PHẨM NÀO
BẮT-ĐẦU BẰNG CÁC MÃ-SỐ SAU-ĐÂY : 690................691................692................693................694................695................
Còn một cách nữa để nhận-biết ra "Chú Ba", đó là nếu tìm mãi không thấy tên nước sản-xuất (Made in ...) - thì đích-thị là "chú ba"
Thiệt là nhục-nhã cho lũ gian-manh đáng ghê-tởm , trốn chui trốn lủi , không dám nhận mình là mình nữa ! HÈN !
Đừng quên nhé : 690 , 691 , 692 , 693 , 694 , 695
Từ 690 đến 695 = CCCC ( Chệt-Cộng Chó-Chết ) ! Hãy thảy ngay xuống !
Phong-trào Tẩy-chay Hàng-hóa Tàu-phù trên toàn Hoa-Kỳ đã bắt-đầu !

Mời tham-gia và phổ-biến rộng-rãi !!

Heo sữa quay và cac thuc phâm dôc hai cua TC



Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.

Món ăn khoái khẩu mà hiện nay người dân thưởng thức phần lớn được làm từ những con heo sữa bị bệnh, không kiểm dịch…

Gom tất

Cả nhà tui chưa bao giờ ăn thịt heo quay”- ông Mẫn ở Hóc Môn (TPHCM) cho biết. Từng là lái heo, ông Mẫn hiểu rõ đường đi của những con heo vào lò quay nên mỗi lần nhắc đến món ăn này, ông ngán tận cổ. “Lúc vào mùa dịch bệnh, mua heo bệnh, heo chết rẻ như mua rau. Nhưng dân Sài Gòn vẫn đổ về Đồng Nai, Bình Dương lùng sục.



Số heo bệnh, chết gom được đều đưa về xử lý sau đó đưa đi các lò quay”. Mỗi ký heo bệnh, heo chết theo ông Mẫn chỉ 5.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên khi được “tân trang”, nó được bán lên 80.000-100.000 đồng/kg. Trong khi heo nguyên con chỉ có giá vài chục nghìn nhưng sau khi tẩm gia vị, quay lên, bán nguyên con cho các đám tiệc vài trăm nghìn/con.




Bà Năm, một hộ nuôi heo có tiếng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TPHCM) cho biết, gặp những lúc trái gió trở trời heo ngã bệnh, thương lái gom ngay. “Heo khỏe có giá khác, heo bệnh và heo chết có giá khác, bao nhiêu họ cũng gom” – bà Năm nói:


Theo Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, mỗi ngày có khoảng 50.000 con heo sữa vào TPHCM tiêu thụ, đó là chưa kể hàng nghìn heo sữa lậu khác ngụy trang đủ kiểu để vào các lò quay. Bà Đặng Thị Tuyết- Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, do tiêu thụ mạnh nên heo sữa không kiểm dịch, heo bệnh và cả heo chết giá rẻ từ các tỉnh miền Trung đổ về TPHCM.



Mới đây, ngày 19/7, qua kiểm tra trên tuyến Quốc lộ 1A, trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện xe tải BKS 54T-0064 do ông Hồ Hữu Trường Giang điều khiển đang vận chuyển 3 thùng xốp đựng hơn 110 kg thịt heo sữa. Số thịt heo này không có giấy tờ chứng minh, thịt heo đã bốc mùi.


Ông Giang cho biết số heo sữa trên do ông nhận chở thuê cho ông Trần Minh Vũ từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai về nhà số 9/13 Ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh để vào lò quay bán cho các quán ăn. Trong khi vừa chặn đứng số heo sữa không nguồn gốc trên, thì chiều cùng ngày một xe chở thịt heo sữa khác có BKS 57L-2281 vận chuyển 250kg thịt heo sữa ướp đá bốc mùi. Tài xế là ông Nguyễn Trọng Anh khai số thịt heo sữa này được gom từ Quảng Ngãi vào TPHCM tiêu thụ.


Một lượng thịt heo bệnh bị phát hiện trước khi chúng được bán đi cho một lò quay ở huyện Bình Chánh.

Muôn nẻo vào… lò

Hầu hết heo sữa không được kiểm dịch đều là heo bệnh do thương lái mua lại ở các tỉnh miền Trung, sau đó lén lút đưa vào các lò quay ở TPHCM” – một đầu nậu chở heo bị Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện mới đây khai nhận.


Hiếu, nhân viên đã nghỉ việc ở lò heo quay số 46/4 Âu Cơ, quận Tân Bình cho biết, nếu heo lành thì mổ thịt bán tươi, còn heo chết, bệnh và heo sữa khi đưa về đây sau khi xử lý đều được ngâm tẩy trắng, sau đó dùng phẩm màu công nghiệp, phụ gia, hương liệu mua ở chợ Kim Biên về ngâm tẩm rồi đưa vào quay. “Chết hay thối rữa, bệnh xuất huyết da hay tai xanh, tai đỏ, bầm tím gì sau khi quay đều ngon như heo khỏe”- Hiếu nói.


Anh này cho biết, có nhiều người đặt heo quay để cúng, đặt heo quay để đi lễ cưới…giá cao từ 500.000- 1 triệu đồng nhưng có khi đó cũng là heo bệnh hoặc chết. Theo các cửa hàng, mỗi con heo sữa quay có giá không dưới 500.000 đồng, trong khi heo quay nguyên con trên 15kg có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/con. Hỏi về nguồn gốc cũng như kiểm dịch các cửa hàng đều lắc đầu: “Vào lò quay cả nghìn độ C thấy đâu dấu kiểm dịch”.



Tại lò quay trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò Vấp mới đây Chi cục thú y quận phát hiện gần 100 con heo sữa đang phân hủy, bốc mùi hôi thối được chủ lò chuẩn bị cho vào quay. Trong khi trên sàn lò mổ, một lượng thịt khác đang ngâm phẩm màu công nghiệp chuẩn bị vào lò.

mercredi 19 février 2014

‘Bò viên’ từ thịt chuột vào nhà hàng Việt như thế nào?


From:   DiendanDanToc@yahoogroups.com // 19/02/2014


    
Hàng ngày, bò viên làm bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.

Từ cơ sở “bò đểu” ở Phnom Penh

Nằm sâu trong một con hẻm vắng vẻ ở Steung Meanchey, phía sau đường Choam Chao, là một nhà kho nhỏ chỉ rộng 40m². Sau cánh cửa nhôm có 5 người đàn bà lớn tuổi, tóc đều bạc, ngồi dưới đất. “Bò viên” từ nơi đây xuất ra không hề thơm tự nhiên hoặc có nhiều gia vị như bò viên thật, bởi nguyên liệu chính là thịt chuột cống.
Trong 2 cái thùng xốp là hàng trăm thớ thịt chuột được xếp thành lớp, hôi nồng nặc, da đã lột, đầu cũng đã cắt ra, chỉ còn chiếc đuôi dài khoảng 15cm thì vẫn gắn liền với tấm thân thối rữa. Phần đầu tiên trong công đoạn chế biến: màu nhân tạo sẽ được bỏ vào trong thùng thịt để có “màu bò tự nhiên”. Hai người đàn bà ngồi ghế đẩu sẽ cho từng con vào một cái máy nghiền cũ. Ở đầu bên kia “ói” ra một thứ thịt vàng vàng, vẫn cứ hôi thối. Sau khi tất cả bị ném xuống cái sàn nhà kho bẩn, quy trình chế biến đổi từ “chuột cống thành phố” thành “bò đểu” bắt đầu.

Nguyên liệu làm mòn bò viên giả từ thịt chuột.

Sau khi xay hết thịt, một cô gái người Khmer sẽ bỏ nước mắm, bột thịt bò, bột tiêu, bột nêm vào thịt trộn đều cho đến lúc thịt quánh lại. Khi đã được “vị thịt tự nhiên”, những thợ làm thịt Khmer đó sẽ vô tư bọc thêm một lớp bột thịt bò bên ngoài, tức là bao miếng thịt chuột cống vào trong một lớp bột dày màu vàng. Sau khi được phủ bột gia vị và màu nhân tạo, thịt chuột cống bây giờ trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không khác gì bò bằm thứ thiệt.
Trong góc kho, bên một nồi đun nước khổng lồ là một người đàn bà Khmer khoảng 60 tuổi, một tay cầm xẻng gỗ, một tay cho thịt đã quết vào nồi để luộc cho đến chín. Khi thịt chín đều, bà lấy “chuột viên” ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe tải đến chở đi giao hàng qua biên giới Việt Nam. Hàng sẽ được cân tại kho theo từng bịch nhựa loại 15, 25, 30kg không nhãn mác, để khi qua biên giới, sẽ chỉ còn là những túi nhỏ từ 3kg trở lên.

Đến nơi chế biến thịt chuột

Theo lời kể của anh Seapchey Som, một lái buôn đường dài theo xe từ Phnom Penh thường xuyên đi Poi Pet, số thịt chuột này đều lấy từ một đại lý dưới gầm cầu Steng Meanchey, ngay phía sau bãi rác trung tâm của thành phố Phnom Penh. Chuột sau khi cân và lột da mà chưa cắt đầu thì có giá 3 ngàn riel/kg (mua vào) và còn giá bán là 5.000 đến 6.000 riel/kg. Ngoài thị trường, chuột cống và chuột đồng có giá bán như nhau. Chuột cân xong được vào thùng xốp không ướp đá, mùi hôi thối của thịt bốc ra nồng nặc, được chở đi chờ chế biến. “Trên quãng đường gần 400km này, tụi tôi rất dễ bị công an kiểm tra để phải ‘cúng’ thường từ 50 -100 USD tùy theo số lượng”.


Nghề bắt chuột có thể mang lại thu nhập 450 USD/tháng cho nhiều người Campuchia, cao hơn mức lương của một cảnh sát.

Phần lớn số thịt này sẽ đem bán ở Thái Lan với mác “chuột đồng”. Nhưng chính tay Som khi đi mua thịt đã mang nó đến xưởng làm bò viên ở 2 cơ sở: một là ở biên giới Thái còn một nữa ở trong khu Steung Meanchey. Chỉ có mấy cơ sở thủ công nhỏ tại nhà thì mới làm thịt chuột, còn các công ty lớn thì không bao giờ. Nguy cơ bị công an bắt rất cao, nên ít ai dám đánh liều tiền bạc của mình vào đầu tư máy móc.Một phần số chuột cống bẩn này sẽ gửi qua cửa khẩu Khánh Bình, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang để đem bán lậu cho người Việt Nam.

Ở Campuchia, sát biên giới Khánh Bình, cơ quan chức năng nhìn chung vẫn còn hoạt động rất lỏng lẻo. Nhiều hàng hóa chỉ được xử lý hay kiểm dịch rất vội vã và tắc trách. Những ai trông giống người bản địa qua lại hai bên đều không bị khám xét. Chiếc xe nào có biển số quen đều có thể chạy tự do qua cổng với những binh sĩ biên phòng Khmer đứng nhìn thờ ơ. Thật không may cho người tiêu dùng Việt Nam, chính tình tình trạng lỏng lẻo này đã tạo điều kiện cho các đường dây mua bán thịt chuột hoạt động.

Lộc (nhân vật đã được đổi tên), một tiểu thương Việt Nam quen mua bán chuột giữa Phnom Penh và cửa khẩu Khánh Bình giải thích: “Tôi mua chuột với giá 4-5 riel rồi bán lại với giá 6-7 riel, tùy theo sức mua của thị trường vào ngày hôm đó. Chuột đồng rất có giá vào mùa khô và khi qua chế biến rồi thì chuột đồng và chuột cống chỉ là một”.

Thùng xốp không đá là cách bảo quản duy nhất của những nguyên liệu làm thịt viên giả.

Đối với dân buôn bán người Việt, chuyện làm thịt giả là đi quá giới hạn luật pháp và cả sức tưởng tượng. Nhiều cửa hàng làm giò chả, từng đồng ý làm hàng của mình từ tôm hoặc cá cũ, nay nếu làm giả từ… thịt chuột thì thật quá “nghiêm trọng”. “Người ta sợ Sở Y tế phát hiện ra thì sẽ bị phạt hoặc bị bắt” – Anh Nguyễn Vi Hưng, một cò xe ôm làm ăn giữa hai bên biên giới cho biết.

Thế là để làm “bò đểu xuất khẩu”, những nhà cung cấp chuột sẽ tìm đến một số cơ sở nhỏ ít vốn đầu tư, không thu hút sự chú ý của các cơ quan kiểm tra, nằm ở ngoại ô Phnom Penh. Ngay ở tầng hầm và sân sau của những trung tâm mua bán lớn ở Phnom Penh, là một nhóm những cơ sở nhỏ, bất hợp pháp đang đánh cược số phận của mình vào nguy cơ bị phạt tiền và thậm chí bị bỏ tù để chế biến những viên thịt chuột cống nhiễm bẩn thành những miếng bò viên được đóng gói cẩn thận. Không quan tâm đến phúc lợi cộng đồng hay người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh. Lợi nhuận đã làm mờ mắt tất cả những con người này khi họ tham gia vào cả một ngành công nghiệp sản xuất “bò đểu”.

Giết 5 triệu con chó/năm: Thế giới khiếp Việt Nam.


 Dân nhậu yên bụng quất, mà không e ngại thịt chó giả, thiu ôi được tái chế lại. .........

Chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.


Image

Đây là số liệu do Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) công bố. Ngành kinh doanh này chính yếu dựa vào việc buôn lậu chó bất hợp pháp qua biên giới, trong khi tất cả các nước trong vùng đã ra lệnh cấm vận chuyển chó chưa được tiêm chủng dại, chó không có chứng nhận sức khỏe, giấy phép nhập khẩu, và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.

Vấn nạn vận chuyển, buôn bán chó lậu tại Việt Nam đã được quy định là bất hợp pháp từ năm 2009, tuy nhiên nguồn lực dành cho việc giải quyết vấn đề này chưa dồi dào, việc thực thi pháp luật nhiều khi không chặt chẽ, chưa được áp dụng một cách đầy đủ, và cho tới nay vẫn nhận được quá ít sự quan tâm.

Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật châu Á ở Việt Nam, cho biết, Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm tập trung của những loài chó bị buôn lậu từ các nước láng giềng.  Chó nuôi lẫn chó lạc bị bắt và nhồi nhét vào trong các lồng xếp chồng lên nhau trên các xe tải đường dài. Những chú chó bị lèn chặt vào nhau và không được kiểm soát dịch bệnh.

“Chỉ nói riêng về vấn đề y tế thôi, thì những loại chó này trở nên nguy hiểm đối với những người ăn thịt chúng, và cả những người có tiếp xúc trực tiếp với chúng”, ông Tuấn Bendixsen cho biết.

Mới đây, Cục Thú y Việt Nam đã ban hành công văn chỉ thị chính quyền các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch, ngăn chặn buôn lậu chó tại các cửa cảng khi lo ngại về nguy cơ gia tăng và bùng phát bệnh dại.

Quan điểm của Liên minh Bảo vệ Chó châu Á khẳng định, nạn buôn bán thịt chó, dù là phi pháp. hay chưa được pháp luật quy định, đều mang lại một mối nguy hại cho cả sức khỏe của con người và quyền lợi của động vật. Nhiều cuộc điều tra trên toàn châu Á cho thấy, tất cả các khâu trong chuỗi buôn bán cung ứng thịt chó từ khai thác, vận chuyển, phân phối, đến giết thịt đều vô cùng tàn bạo. Hơn nữa, vấn nạn này còn đe dọa sức khỏe cộng đồng xuyên qua việc lây truyền dịch bệnh, mà đáng lo ngại hơn cả là bệnh dại.

Sau tọa đàm diễn ra tại Hà Nội vào tháng 8 năm ngoái, các cơ quan chức năng các nước Đông Nam Á đã thoả hiệp  về việc tạm dừng 5 năm các hoạt động thương mại liên quan đến chó giữa các quốc gia, có chung biên giới nhằm chấm dứt việc buôn bán vận chuyển chó.

Theo Khánh Chi.
VEF


vendredi 14 février 2014

Ăn lòng lợn hay ăn hoá chất?

(VietQ.vn) - Lòng lợn, tiết canh lâu nay vẫn luôn là món khoái khẩu của các “đấng mày râu”, nhất là trong các cuộc nhậu. Để đẹp mắt và không còn mùi, nhiều tiểu thương đã dùng các chất hoá học tẩy trắng lòng, trễ, dạ dày lợn … nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng.

Ăn lòng lợn hay ăn hoá chất?Để lòng lợn được trắng, dòn và không có mùi, người ta sử dụng một loại hóa chất để xử lý
Muốn ăn nguyên chất chỉ có... về quê
Đó là câu trả lời của không ít các tiểu thương bán nội tạng lợn ở các chợ trong khu vực Hà Nội. 
Theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, tại tất cả các chợ từ chợ lớn cho đến chợ cóc ở khu vực quận Cầu Giấy và Từ Liêm cho thấy, tại đây đều xuất hiện những quầy hàng bán nội tạng lợn. Nhưng điều đáng nói là những mặt hàng này đều rất “sạch” nếu như nhìn bằng mắt thường. Vì theo những người tiêu dùng, nếu lòng lợn trắng, nhưng sờ vào vẫn còn ấm thì không lo đó là hàng đông lạnh.
Để tìm hiểu vấn đề này tại 5 quầy hàng tại các chợ Quan Hoa, Chợ Xanh, Đồng Xa, chợ Phú Diễn và chợ Mễ Trì. Tất cả đều khẳng định hàng của họ là hàng mới nhập từ lò mổ ra chứ không có chuyện bán hàng lưu cữu.
Tuy nhiên, khi được hỏi hàng được nhập từ lò mổ nào thì nhiều chủ cửa hàng nói nước đại, với những lò mổ chưa từng nghe tiếng bao giờ. Số ít nói tự mổ tại nhà, còn lại thì biện minh: “Do chính nhân viên lò mổ mang tới theo đơn đặt hàng chứ không trực tiếp đi lấy”.  Không ai biết rõ về nguồn gốc của những bộ lòng và những chiếc dạ dày đang được bày bán.
Đặc biệt hơn, trong vai một người mua hàng, phóng viên thắc mắc về việc lòng ráo khô, liệu có phải sử dụng hàn the để giúp cho lòng giòn hơn? Thì được một chủ cửa hàng có tên Hùng tại chợ Đồng Xa thẳng thắn giải thích: “Có thì vẫn có, nhưng không đáng kể”. 
“Giờ từ bánh tẻ, bánh đúc, đậu phụ, và các loại hàng khác, loại nào mà không có hàn the chứ. Nhưng chúng tôi bán với số lượng lớn, chỉ cho một chút đáng kể gì. Nếu không cho thì khách lại kêu lòng không giòn, không ngon. Ở đây có như ở quê đâu, muốn ăn lòng nguyên chất thì về quê thịt lợn mà ăn lòng”, người bán hàng cho biết.
Mua chất tẩy trắng lòng ở đâu?
Thực tế cho thấy, việc sử dụng hàn the cho vào thực phẩm là chuyện không hề hiếm. Việc các chủ cửa hàng dùng các loại hoá chất nhằm “hô biến” từ những thùng lòng thối thành những món lòng trắng nõn còn nguy hiểm hơn nhiều. 
Chất làm trắng thực phẩm được bán nhiều tại các chợ ở Hà Nội
Điều đó hoàn toàn có thể chứng minh qua việc, các cơ quan chức năng trong thời gian gần đây đã bắt và thu giữ hàng chục tấn nội tạng lợn thối đang trong thời gian phân huỷ đem đến nơi tiêu thụ. Vụ việc gần đây nhất bị cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng đó là ngày 4/11, Tổ công tác của Đội CSGT số 14 - Phòng CSGT - Công an Hà Nội đã bắt và thu giữ gần 1 tấn nội tạng lợn đang trong thời gian phân huỷ nhằm đem về nơi chế biến.
Đặt giả thiết, nếu những chuyến nội tạng này trót lọt thì họ sẽ “hô biến” như thế nào? Bằng chất gì? Và sẽ phân phát đi đâu? Còn việc đưa đến miệng chính người tiêu dùng chỉ là công đoạn cuối.
Để tìm hiểu rõ chất “thần kỳ” có thể biến nội tạng thối thành đồ nhậu trắng giòn, phóng viên có mặt tại chợ Đồng Xuân nơi được coi là “thiên đường” của các chất phụ gia ở Hà Nội.
Tuy nhiên, khi hỏi về loại chất tẩy trắng lòng, nội tạng thì các chủ cửa hàng đều lắc đầu và trả lời: “không có chất nào tẩy trắng lòng hay nội tạng cả”. Chỉ khi đến một cửa hàng có tên V.Đ thì được người bán hàng cho biết, chất giúp tẩy trắng các thực phẩm trong đó có các loại nội tạng đó chính là loại hoá chất có tên “tẩy đường”.
Theo như lời giới thiệu của người bán hàng, loại chất này có công dụng rất “thần kỳ”, chúng không chỉ tẩy trắng và giúp làm lòng dai hơn mà các loại thực phẩm khác như ngó sen, hoa chuối, măng chua… đều có thể dùng để tẩy trắng được.
Đặc biệt hơn, giá loại chất này không hề đắt chỉ khoảng 40.000  đến 45.000/kg vì thế các chủ cửa hàng chỉ bán buôn chứ không bán lẻ. Khi hỏi mua 2kg thì một chủ cửa hàng nói ngay: “Chắc bọn em bán cơm bụi hả, mấy ông anh bên Long Biên sang đây toàn lấy mấy chục cân một cho một lô hàng thôi. Mua ít thế không bõ bán đâu”. (Còn nữa)

Rau quả tưới hóa chất: Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"


Công tác quản lý các loại thuốc kích thích rau quả dường như đã vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng!
 Không chỉ có đu đủ, hồng xiêm, sầu riêng, mới đây cơ quan chức năng đã phát hiện quả dừa cũng được nông dân sử dụng thuốc thúc chín để tạo mẫu mã đẹp và bảo quản được lâu. Ngoài ra trước đó các cơ quan chức năng phát hiện nhiều loại thuốc BVTV có tính năng kích thích tăng trưởng trên rau mầm, giá đỗ. Tình trạng này đang gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của những doanh nghiệp, nông dân làm ăn chân chính.
Không chỉ kích thích giá đỗ

Đầu tháng 10-2013, lực lượng thanh tra chuyên ngành Sở NN&PTNT Hà Nội tiến hành kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV ở thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, phát hiện, tịch thu 13 loại thuốc đã hết hạn và một bao tải đựng thuốc thúc chín hoa quả (xuất xứ Trung Quốc), với số lượng lên tới 1.500 ống. Ngày 13-11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49-Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 11 (Hà Nội) tạm giữ chiếc xe tải mang BKS 29C-215.28 tại ga Yên Viên.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong xe có chứa 20 thùng thuốc lạ, nhãn mác, bao bì được in bằng tiếng Trung Quốc, trong đó có khoảng 80.000 tuýp ở dạng lỏng trong suốt, được nghi là thuốc kích thích cây trồng tăng trưởng. Theo thông tin hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì, thuốc có thể làm cho một cây rau mầm lớn thêm 2-3cm trong vòng 4-5 tiếng đồng hồ. Lái xe khai nhận, số hàng nêu trên được đưa vào qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) về Hà Nội, rồi phân phối đi một số tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên và TP Hồ Chí Minh. Không chỉ riêng Hà Nội, đầu tháng 10-2013 vừa qua, Thanh tra chuyên ngành Sở NN&PTNT Quảng Bình cũng đã kiểm tra và phát hiện hai cơ sở sản xuất giá đỗ ở huyện Lệ Thủy sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để kích thích giá phát triển. Còn tại TP Hồ Chí Minh lực lượng chức năng cũng đã phát hiện một số cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng các loại thuốc, hóa chất tăng trưởng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Tại hội nghị về quản lý, sử dụng thuốc BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức, đại diện tỉnh Đắc Lắc cho biết, ở các vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh, sau khi thu hoạch hàng loạt trái sầu riêng xanh, nông dân đem nhúng vào một loại dung dịch màu vàng đựng trong thùng nhựa. Sau đó, họ lấy ra, để cho ráo nước và ngấm thuốc, chờ thương lái đến mua. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục BVTV Đắc Lắc đã tiến hành kiểm tra và xác định loại thuốc "Trái chín" mà nông dân nơi đây sử dụng là phân bón lá, không nằm trong danh mục được Bộ NN&PTNT cho phép lưu hành. Không dừng lại ở giá đỗ, trái cây, thời gian qua, tại vùng sản xuất rau su su lớn nhất cả nước là Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cơ quan chức năng cũng phát hiện tình trạng nông dân sử dụng chất kích thích cho rau nhanh phát triển. Kết quả kiểm tra cho thấy, các loại thuốc kích thích đó có hoạt chất trong nhóm lân hữu cơ. Những hoạt chất này được khuyến cáo hạn chế sử dụng trên rau, bởi thời gian cách ly từ 10 đến 15 ngày mới được thu hoạch. 

Nguy hại nhưng vẫn bán, vẫn mua 

Với 1.500 ống thuốc thúc chín hoa quả được phát hiện tại huyện Ba Vì, trên nhãn mác thuốc có ghi: "Loại thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích đối với mắt và da". Thực tế, hầu hết các loại hóa chất có tính năng kích thích tăng trưởng được nông dân sử dụng là những loại thuốc nằm ngoài danh mục, không được lưu hành sử dụng theo quy định của Bộ NN&PTNT và chưa được kiểm nghiệm về mức độ độc hại. Việc sử dụng tràn lan hóa chất không trong danh mục, không được khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng sẽ gây nguy hại khôn lường đến môi trường và sức khỏe con người. Theo Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Hồng, qua kiểm tra, phân tích các mẫu thuốc thúc chín cho thấy, thành phần chủ yếu trong đó là chất ethephon, tinh thể màu trắng, rắn, tỷ lệ hòa tan tốt. Đây là chất diệt côn trùng, gây cay mắt, được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D và giới hạn cho phép sử dụng là 0,05mg/1kg trọng lượng cơ thể.

Tuy kết quả kiểm nghiệm như vậy, nhưng theo ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), ethephon về bản chất không gây nguy hại cao với sức khỏe con người, song ở nước ta chưa được đăng ký sử dụng trong nông nghiệp, nên việc khuyến cáo dùng như thế nào vẫn chưa có hướng dẫn; mức độ an toàn sản phẩm và liều dùng thế nào là an toàn chưa được xác định rõ. Trên thực tế, tại các nước có nền nông nghiệp phát triển, họ cho phép sử dụng các chất kích thích sinh trưởng và thuốc thúc chín trái cây, rau, nhưng việc quản lý và sử dụng thuốc được kiểm soát chặt chẽ. Hiện tại, Cục BVTV đang tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng và chất bảo quản với nông sản. 

Nhiều tiểu thương được hỏi cho biết, việc mua, bán hóa chất có tính năng kích thích sinh trưởng, thúc chín hoa quả hiện nay quá dễ dàng. Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Nguyễn Duy Hồng cho rằng, nếu không sử dụng đúng liều lượng và đúng thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc trong danh mục cho phép cũng gây nguy hại đến sức khỏe con người, chưa nói đến thuốc ngoài danh mục, không có hướng dẫn sử dụng.

Theo HNM

jeudi 13 février 2014

Đặc sản bánh Việt Nam cũng bị Tàu hóa ?


Bánh đậu xanh là 1 đặc sản của Việt Nam , không nước nào khác có cả . Lại là loại bánh thường được dùng để biếu vào dịp Tết . 

Ấy vậy mà nhìn hộp bánh xuất khẩu , ghi là đặc sản Hải dương , thương hiệu Việt uy tín chất lượng mà cái hình trên hộp là 2 đứa Tàu , mặc đồ Tàu , cầm câu đối cũng chữ Tàu nốt !! Ngay cả mỗi miếng bánh đậu xanh cũng gói trong giấy in toàn chữ Tàu !

Nhìn cả hộp bánh chả thấy cái gì của Việt Nam !!

Bánh đặc sản cụa mình mà mình chịu chết chẳng hiểu nó viết cái gì . Nó mà viết Hoàng Sa Trường Sa là của TQ thì mình cũng chả biết luôn !

Đã vậy còn ăn gian . Cái hộp coi bự nhưng bên trong độn nguyên cái khay bằng mủ chiếm hết hơn 1/2 dung tích hộp rồi , đổ ra chỉ được lèo tèo hơn chục miếng .

Nhìn hộp bánh xuất khẩu Tết mà cục giận nó lên đến cổ , hết muốn ăn luôn ! 
facebooker Ngoc Nhi Nguyen

Coi chừng hành phi VN ! Bỏ vào keo, xuất cảng ra nước ngoài bán cho người tiêu thụ


Hành phi chiên bằng dầu ‘tái chế’ tung ra thị trường 
 
                                          
      SÀI GÒN (TT) - Hầu hết cư dân thành phố Sài Gòn đều phẫn nộ và hoang mang trước tin dầu ăn bày bán trên thị trường được chế từ... dầu phế liệu của các nhà máy và hàng tấn hành được "phi" từ các chảo dầu cặn này.
 
                   
                                                  Cơ sở chế biến hành phi. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Cuộc bố ráp diễn ra hôm 6 tháng 3 tại Sài Gòn cho thấy, cơ sở "tái chế dầu thực vật" rộng 700 mét vuông do ông Lê Văn Ca làm chủ đặt sát bờ rạch Tra, Hóc Môn không có máy móc nào hết ngoài những thùng phuy và bao bố đựng hành phi chất đống đầy ruồi nhặng. Ông Lê Văn Ca thú nhận đã mua bã dầu, phế liệu dầu thực vật của các nhà máy sản xuất dầu ăn, kể cả các vật tư phế phẩm kỹ nghệ để... làm thành "dầu thực vật tái chế". Tuy nhiên, ông lại nói rằng dầu tái chế của ông chỉ được phân phối cho các cơ sở kỹ nghệ chứ không bán cho cơ sở chế biến thực phẩm, với giá trung bình khoảng 2 triệu đồng, tương đương 100 Mỹ kim mỗi thùng phuy loại 200 lít.
> Tại một cơ sở chế biến hành, tỏi phi do ông Lê Văn Trọng làm chủ, cũng ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, người ta thấy có tới 4 chảo dầu đang hoạt động trong tổng số 12 lò chế biến với 48 chảo dầu được lắp đặt. Ðại diện chủ cơ sở cho biết đã dùng củ hành tây xắt nhỏ, trộn bột mì rồi chiên bằng chảo dầu. Hành ngả màu vàng được vớt ra, đưa vào máy sấy khô rồi đóng bao, tung ra khắp các chợ ở Sài Gòn. Tính ra mỗi ngày cơ sở này cho ra lò hàng tấn hành phi và sử dụng trên 600 lít dầu để chiên.
> Ðại diện chủ cơ sở cũng xác nhận chỉ châm thêm khi dầu cạn chứ không thay dầu mới. Vì vậy, dầu chứa trong các lò đang hoạt động đều có màu đen thui. Ðó là chưa kể việc cơ sở đổ dầu thừa và tro ra đồng ruộng sau nhà, gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng cho cả vùng.
 
Hai nguồn “nguyên liệu”
Suốt gần 2 tuần liền đeo bám các đại lý thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy sở dĩ dầu “nguyên liệu” có nhiều tạp chất nói trên là do thu gom từ các nhà hàng, quán nhậu trên khắp các quận 1, 3, 5, 7, Bình Thạnh, Tân Bình...
Các nhà hàng sau khi chiên, xào đồ ăn, dầu thải được đầu bếp đổ lẫn vào xô, chậu chờ đại lý đến thu gom. Có nơi nhân viên bếp còn “tận thu”, vét sạch bát đĩa có dính dầu, thậm chí nhặt nhạnh cả mỡ gà, mỡ cá dư thừa trong quá trình làm đồ ăn sống... bỏ vào xô, chậu đựng dầu thừa cho nặng hơn. Vì thế, trong dầu “nguyên liệu” có cả thức ăn thừa.
Mỗi ngày một nhà hàng chỉ thải khoảng vài lít dầu, trong khi đại lý thu gom dầu mỗi chuyến chở 6-7 can 30 lít. Để đủ chuyến, đại lý thường 2-3 ngày mới ghé các nhà hàng trên một cung đường thu gom một lần. Dầu đã sử dụng, lại lẫn các tạp chất hữu cơ, để mấy ngày thành ra bốc mùi hôi thối.
                                           
                                           Múc dầu từ hố ga đổ vào thùng.
Thế nhưng, suốt một buổi sáng đeo bám đại lý đi một loạt nhà hàng, quán nhậu ở Bình Thạnh và Tân Bình thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy anh này chỉ gom được 5 can, có nghĩa lượng dầu từ nguồn này rất hạn chế. Trong khi đó, những cơ sở chế biến dầu đen mà phóng viên thâm nhập chế biến đến hàng tấn dầu mỗi ngày. Vậy nguồn dầu “nguyên liệu” chính từ đâu ra?
Nhiều ngày “mai phục” trước cổng cơ sở chế biến dầu đen Q.D, phóng viên thấy một đại lý mỗi ngày đều đặn chở đến 3-4 chuyến, mỗi chuyến 5-6 can dầu “nguyên liệu” trong đó lẫn các loại trái cây và nông sản như cà rốt, đậu que, khoai tây... khác với dầu thải của nhà hàng.
Lân la làm quen với lý do “xin theo làm nghề thu gom dầu thải”, phóng viên được đại lý này giải thích: đó là dầu lấy từ hố ga các nhà máy chế biến nông sản.
Cụ thểtrước khi trái cây hay hàng nông sản đưa vào sấy sẽ được chiên sơ bằng dầu. Mỗi ngày, một công ty cỡ vừa vừa cũng sấy hàng chục tấn nông sản. Lượng dầu sau khi chiên sẽ được gom lại để bán. Ngoài ra, sau mỗi ca công nhân đều tiến hành rửa dây chuyền chiên sấy.
Nước rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. “Thế nên tụi tui gọi là dầu hố ga”, đại lý này thật thà.
 
Đeo bám
Để kiểm chứng lời kể trên, sau khi theo chân các đại lý đến một số nhà máy chế biến nông sản, phóng viên mượn một chiếc xe gắn máy cà tàng, sắm thêm 3 can nhựa, vào vai người thu gom dầu thải. Nhà máy đầu tiên mà PV tiếp cận là A.D.L ở xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn.
Theo thông tin phóng viên nắm được thì mỗi tháng nhà máy này bán hàng chục tấn dầu hố ga cho các đại lý thu gom với giá 6,5 ngàn đồng/kg. Việc mua bán này được giám sát chặt chẽ theo quy trình: dầu thải được công nhân múc sẵn từ hố ga ra can, ai có nhu cầu đến giao dịch với quản lý nhà máy ở văn phòng và hàng sẽ có người xếp lên xe (nếu phương tiện là ô tô), không cho khách hàng vào nơi chứa dầu thải.
Vì vậy, dù trả giá cao hơn nhiều nhưng quản lý nhà máy vẫn cương quyết không cho phóng viên vào “khu cấm địa”; định chuyển qua phương án đột nhập cũng thất bại do luôn có hai nhân viên trực camera quan sát 24/24 khu vực sản xuất...
Thất bại ở A.D.L, PV tiếp tục gõ cửa 3 nhà máy khác, nhưng cũng đều vấp phải sự cảnh giác cao độ. Đến công ty thứ 5 là Lusun trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, H.Hóc Môn, chuyên sấy trái cây và hàng nông sản xuất khẩu, công việc tiến triển hơn khi bảo vệ công ty chỉ vào liên hệ với văn phòng qua điện thoại. “Người mua tự múc hay nhân viên múc cho?”, chúng tôi hỏi và bảo vệ trả lời: “Các ông mua thì tự đi múc, dầu thối hoắc ai dám múc cho mấy ông (?!)”.
 
Cận cảnh
Tìm được điện thoại của văn phòng Công ty Lusun, phóng viên liên hệ hỏi mua dầu thải, một giọng nữ gặng hỏi mua giá bao nhiêu. “Tụi tui vẫn mua một can 30 lít từ 140 - 170 ngàn đồng”, phóng viên trả lời.
Nữ nhân viên này cho biết công ty bán ký chứ không bán can. Sau khi thỏa thuận giá 6 ngàn đồng/kg, nhân viên Lusun cho biết sẽ liên lạc ngay khi có dầu.
Nhưng chờ 3 ngày sau không thấy công ty gọi lại, phóng viên chủ động liên lạc thì được trả lời: “Chưa có, có em sẽ gọi”. Thấy lạ vì ngày nào cũng có đại lý đến công ty gom dầu thải chở ra ngoài, phóng viên quyết định tìm cách thâm nhập.
Trong những ngày theo chân đại lý đến cổng Lusun, thấy ngày nào cũng có một nhóm thợ hồ khoảng 15 người vào công ty đầu giờ sáng, phóng viên làm quen và được một người giúp đỡ.
7 giờ 30 sáng một ngày cuối tháng 10, trong bộ đồ lấm lem như một thợ hồ, phóng viên cùng nhóm thợ vào công ty qua cổng phụ và nhanh chóng tìm được hố ga chứa dầu thải nằm ở cuối hành lang, sau một lớp cửa nhà máy.
Hố ga trống nắp, miệng vương vãi đầy dầu, mấy chiếc thùng nhựa để lăn lóc gần đó cùng chiếc ca nhựa lấm lem, nước bên trong hố ga sủi bọt ùng ục.
Khoảng 8 giờ sáng, khi phóng viên ngụy trang camera vừa xong thì một người đàn ông tay xách 5 chiếc can cáu bẩn đi vào, dừng lại bên miệng hố ga. Đặt 5 chiếc can trống không xuống, anh này quay sang dựng những chiếc thùng nhựa lên, rồi lấy chiếc ca nhựa màu đỏ thản nhiên múc từng ca dầu đen nhợt lẫn với các loại rác thải từ dưới hố ga đổ vào thùng nhựa.
Khi tất cả các thùng nhựa đầy, anh này bắt đầu chiết dầu từ thùng qua những chiếc can mang theo, khi chiết không quên lấy một miếng lưới lót ở miệng phễu để ngăn bớt rác chảy vào can. Cứ thế, cho đến khi 5 can nhựa loại 30 lít đầy ắp dầu thải...
                                             
                                             Nhìn hố ga đựng dầu phi hành mà phát khiếp! Hố ga gom dầu của một công ty ở Củ Chi
.
Ghi hình mấy ngày liên tiếp, trong vai thợ hồ phóng viên đến bắt chuyện với người đàn ông thu gom dầu thải. H. (tên người đàn ông) cho biết làm nghề thu mua dầu phế thải đã nhiều năm để bán lại cho các cơ sở chế biến dầu phế thải ở thành phố và Lusun là một trong nhiều mối lấy hằng ngày của anh.
“Tìm được công ty cho tự múc khó lắm, không biết vì sao họ không cho vào múc mà toàn múc sẵn ra can trước. Với lại, công ty này cho tự múc nên giá chỉ có 2 ngàn đồng/kg, tôi về lọc rác và đổ vào phi cho lắng bớt cặn, sau đó giao thẳng cho một cơ sở làm hành phi, còn bao nhiêu bỏ mối cho cơ sở Q.D với giá 6 ngàn đồng/kg”, H. kể.
Vừa nói chuyện, H. vừa làm công việc của mình, đến khi 5 chiếc can đầy đến miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì. Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H. ném cái ca lên miệng hố ga, than: “Hôm nay được ít quá”.
Phóng viên cố ý phụ H. xách các can dầu ra ngoài để xem thực chất công ty bán dầu thải hay cho H. tự thu gom dọn vệ sinh. Khi ra đến gần cổng, H. xách 5 can đặt lên chiếc bàn cân, lập tức một nữ nhân viên ra xem trọng lượng. Tổng cộng 5 can được 146 kg, H. thanh toán 284 ngàn đồng (đã trừ bì) cho kế toán và được nhân viên ở đây cấp cho tờ giấy ra cổng. Tất cả như một quy trình đã được lập sẵn.
Theo các đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu “nguyên liệu” của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người!
 

mardi 11 février 2014

HÃI HÙNG LÀM XÌ DẦU TỪ TÓC NGƯỜI VÀ DẦU ĂN TỪ NƯỚC CỐNG

Theo PNT - 10:11 09/02/2014


Tóc người được "lên men" thay những nguyên liệu kia vì nó cũng có axit amnin để làm xì dầu.
Dư luận Trung Quốc lại vừa phẫn nộ khi phát hiện một số cơ sở sản xuất xì dầu (nước tương) từ... tóc người thay vì làm bằng đỗ tương lên men như bình thường cùng với ngũ ốc, muối ăn và nước.
Tóc người được thu mua để làm xì dầu.
Việc sử dụng tóc người để làm xì dầu sẽ giúp những cơ sở "bẩn" này tiết kiệm và hạ thấp tối đa giá của sản phẩm. Tóc người được "lên men" thay vì những nguyên liệu kia vì nó cũng có axit amnin để làm xì dầu.
Ngày 23/1, người phụ nữ họ Trương sống tại thành phố Kim Hòa, tỉnh Chiết Giang đi làm tóc đã rất tò mò khi nghe phong thanh câu chuyện có người tới cửa tiệm thu mua tóc thừa để làm… xì dầu. Một người đàn ông tên Lưu cũng chia sẻ với phóng viên: "Tôi thấy người dân trong xóm truyền tai nhau rằng có thể làm xì dầu từ tóc người nhưng không biết thực hư thế nào."
Trước câu hỏi của phóng viên, đại diện Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Kim Hòa thì việc làm xì dầu bằng tóc người và lông thú đã có tại thành phố này nhiều năm và đã bị nghiêm cấm. Dù quản lý chặt chẽ nhưng không tránh khỏi việc vẫn còn những cơ sở làm "chui".
Tóc người đang được lên men làm xì dầu.
Loại xì dầu làm từ tóc này có màu đen đậm, nhiều bọt, loãng và không có độ bóng, trong như xì dầu sạch vì được trộn phẩm màu. Với lượng vi khuẩn lớn có trong tóc cũng như quy trình sản xuất, loại xì dầu này có thể gây hại lớn cho sức khỏe con người.
Xì dầu làm từ tóc đậm hơn, không có độ bóng như bình thường.
Trước đó, Trung Quốc cũng gây choáng khi nhiều cơ sở sản xuất dầu ăn ở nước này lấy từ nước thải ở cống rãnh. Đầu tiên, sẽ có người đến các container rác thải, thúng rác, máng nước hay cống rãnh để múc và thu nhặt chất thải lỏng, rắn về để tận dụng nguồn mỡ đổ đi trong sinh hoạt có sẵn ở các loại chất trên.
Hãi hùng nồi nấu dầu ăn từ rác thải, nước cống rãnh.
Sau đó, trong những cơ sở sản xuất tồi tàn và thủ công, những nguyên liệu sẽ được đổ vào những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh. Toàn bộ rác thải sẽ được nấu trong những bể xi măng. Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ những rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết…
Cuối cùng, dầu sau khi được nấu lại, dù vẫn có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi. Điểm đến của những chiếc thùng này rất có thể là các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
Hậu quả để lại cho sức khỏe con người từ những loại xì dầu, dầu ăn này sẽ là rất lớn.